Sử dụng trong y học Liệu pháp ánh sáng

Các chứng bệnh về da

Các phương pháp điều trị bao gồm để da tiếp xúc với tia cực tím. Nơi tiếp xúc có thể là vùng nhỏ của da hoặc trên toàn bộ bề mặt cơ thể. Điều trị phổ biến nhất là với tia UVB dải hẹp (NB-UVB) với bước sóng 311-313 nanômét. Nó đã được xem rằng đây là điều trị an toàn nhất.[1] Quang trị liệu toàn cơ thể ở bệnh viện hoặc tại nhà bằng cách sử dụng buồng UVB năng lượng cao.[2]

Viêm da dị ứng

Quang trị liệu được coi là một trong những liệu pháp đơn trị liệu tốt nhất cho bệnh viêm da dị ứng khi áp dụng cho bệnh nhân không có tác dụng với phương pháp điều trị truyền thống. Liệu pháp này cung cấp một loạt các lựa chọn: UVA1 cho viêm da dị ứng cấp, NB-UVB cho viêm da dị ứng mãn tính, và balneophototherapy đã chứng minh hiệu quả trong thời gian qua. Bệnh nhân dung nạp liệu pháp một cách an toàn nhưng cũng như trong bất kỳ liệu pháp nào đều có những tác dụng bất lợi và nên cẩn thận khi áp dụng, đặc biệt là đối với trẻ em.[3]

Bệnh vẩy nến

Đối với bệnh vẩy nến, quang trị liệu UVB đã được chứng minh là có hiệu quả.[4] Một đặc điểm của bệnh vẩy nến là viêm cục bộ trung gian bởi hệ miễn dịch.[5] Bức xạ tia cực tím được biết đến để ngăn chặn hệ thống miễn dịch và giảm đáp ứng viêm. Liệu pháp ánh sáng cho các bệnh về da như bệnh vẩy nến thường sử dụng NB-UVB (bước sóng 311 nm) mặc dù nó có thể sử dụng tia UV-A (bước sóng 315-400 nm) hoặc tia UV-B (280-315 nm). UV-A kết hợp với psoralen (một loại thuốc uống), được gọi là điều trị PUVA. Trong phương pháp trị liệu bằng tia UVB, thời gian phơi nhiễm rất ngắn, vài giây tùy thuộc vào cường độ của đèn và độ sắc tố da của người và độ nhạy. Thời gian được điều khiển bằng bộ hẹn giờ tắt đèn sau khi thời gian điều trị kết thúc.

Bạch biến

Một phần trăm dân số mắc phải bạch biến và quang trị liệu UVB dải hẹp là phương pháp điều trị hiệu quả. "Kết quả quang trị liệu NB-UVB trong sự hồi phục đáng hài lòng ở bệnh nhân bạch biến của chúng tôi và nên được cung cấp như một lựa chọn để điều trị."[6]

Mụn trứng cá

Ánh sáng xanh lam cường độ cao (425 nm) được sử dụng để điều trị mụn trứng cá.

Bằng chứng về điều trị ánh sáng và laser trong mụn trứng cá vào năm 2012 là không đủ để khuyến cáo.[7] Có bằng chứng trung bình về hiệu quả của phương pháp điều trị ánh sáng xanh lam và xanh lam-đỏ trong điều trị mụn trứng cá nhẹ, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều có chất lượng thấp.[8][9] Trong khi phương pháp điều trị bằng ánh sáng dường như cung cấp lợi ích ngắn hạn, vẫn thiếu dữ liệu kết quả lâu dài hoặc dữ liệu ở những người bị mụn trứng cá nặng.[10]

Ung thư

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có một số bằng chứng cho thấy liệu pháp tia cực tím có thể có hiệu quả trong việc giúp điều trị một số loại ung thư da và liệu pháp xạ trị máu bằng tia cực tím (ultraviolet blood irradiation therapy) được thiết lập cho ứng dụng này. Tuy nhiên, việc sử dụng thay thế ánh sáng để điều trị ung thư - liệu pháp hộp ánh sáng (light box therapy) và liệu pháp màu sắc (chromotherapy) không được chứng minh bởi các bằng chứng.[11] Liệu pháp quang động lực (photodynamic therapy) (thường là với ánh sáng đỏ) để điều trị các loại ung thư da không tế bào hắc tố bề mặt (superficial non-melanoma skin cancers).[12]

Các bệnh về da khác

Quang trị liệu có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh chàm, viêm da dị ứng, phát ban đa dạng do ánh sáng (polymorphous light eruption), u lympho T ở da (cutaneous T-cell lymphoma)[13] và bệnh lichen phẳng (lichen planus). Các đèn UVB dải hẹp, 311-313 nanomet là phương pháp điều trị phổ biến nhất.[14]

Làm lành vết thương

Liệu pháp laser cấp thấp đã được nghiên cứu như một phương pháp điều trị tiềm năng cho các vết thương mãn tính.[15] Đánh giá của các tài liệu khoa học không hỗ trợ sử dụng rộng rãi kỹ thuật này do kết quả không nhất quán và chất lượng nghiên cứu thấp.[15][16] Các tia laser năng lượng cao hơn cũng đã được sử dụng để đóng các vết thương cấp tính như là một sự thay thế cho khâu vết thương.

Các chứng bệnh võng mạc

Có bằng chứng sơ bộ rằng liệu pháp ánh sáng có hiệu quả điều trị bệnh võng mạc tiểu đường và phù hoàng điểm do võng mạc tiểu đường (diabetic macular oedema).[17][18]

Liên quan đến tâm trạng và giấc ngủ

Trầm cảm theo mùa

Bài chi tiết: Trầm cảm theo mùa

Hiệu quả của liệu pháp ánh sáng để điều trị trầm cảm theo mùa có thể liên quan đến thực tế rằng liệu pháp ánh sáng sẽ bù đắp việc thiếu ánh sáng mặt trời và đặt lại đồng hồ sinh học bên trong cơ thể.[19] Các nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp ánh sáng giúp làm giảm các hành vi suy nhược và suy trầm cảm, như buồn ngủ và mệt mỏi quá mức, với kết quả kéo dài ít nhất 1 tháng. Liệu pháp ánh sáng được ưa thích hơn thuốc chống trầm cảm trong điều trị trầm cảm theo mùa vì nó là liệu pháp tương đối an toàn và dễ dàng.[20]

Phản ứng tích cực của liệu pháp ánh sáng cho chữa trầm cảm theo mùa có thể phụ thuộc vào mùa.[21] Liệu pháp buổi sáng đã mang lại kết quả tốt nhất vì ánh sáng vào buổi sáng sớm giúp điều chỉnh nhịp độ hằng ngày.[20]

Một nghiên cứu có hệ thống năm 2007 của Cơ quan Thụy Điển SBU đã tìm thấy đủ bằng chứng cho thấy liệu pháp ánh sáng làm giảm triệu chứng trầm cảm hoặc trầm cảm theo mùa.[22] Báo cáo khuyến nghị rằng: "Khoảng 100 người tham gia được yêu cầu phải xác định rằng liệu pháp có hiệu quả hơn một cách vừa phải so với giả dược".[22] Mặc dù điều trị ở các phòng trị liệu bằng ánh sáng đã được thiết lập tốt ở Thụy Điển, nhưng không có nghiên cứu có kiểm soát thỏa đáng về vấn đề này.[22] Điều này dẫn đến việc đóng một số phòng khám trị liệu bằng ánh sáng tại Thụy Điển.[23]

Trầm cảm không theo mùa

Liệu pháp ánh sáng cũng đã được đề xuất trong điều trị chứng trầm cảm không theo mùa và rối loạn tâm trạng tâm thần khác, bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cựctrầm cảm sau sinh.[24][25] Một phân tích chuyên sâu bởi Cochrane Collaboration kết luận rằng "đối với những bệnh nhân bị trầm cảm không theo mùa, liệu pháp ánh sáng mang lại hiệu quả khiêm tốn nhưng có vẫn hiệu quả chống trầm cảm."[26] Một cuộc nghiên cứu có hệ thống năm 2008 kết luận rằng "liệu pháp ánh sáng toàn cảnh tổng thể là một ứng cử viên xuất sắc đưa vào danh mục điều trị có sẵn để điều trị chứng trầm cảm không theo mùa hiện nay như là liệu pháp bổ trợ cho thuốc chống trầm cảm hoặc cuối cùng là điều trị độc lập theo các nhóm cụ thể của bệnh nhân trầm cảm."[27] Một đánh giá năm 2015 cho thấy các bằng chứng hỗ trợ cho liệu pháp ánh sáng là ít thuyết phục do các sai sót về phương pháp luận nghiêm trọng.[28]

Rối loạn nhịp độ giấc ngủ hằng ngày (rối loạn chu kỳ thức-ngủ) và mệt mỏi sau chuyến bay dài (jet lag)

Rối loạn nhịp độ giấc ngủ hằng ngày mãn tính

Trong việc quản lý các rối loạn nhịp độ hằng ngày như rối loạn giai đoạn giấc ngủ đến trễ, thời gian phơi nhiễm ánh sáng là rất quan trọng. Quản lý việc tiếp xúc ánh sáng với mắt trước hoặc sau khi thiên để của nhịp độ nhiệt cơ thể có thể ảnh hưởng đến đáp tuyến pha (phase response curve).[29] Sử dụng khi đánh thức cũng có hiệu quả đối với rối loạn thức-ngủ không-24 giờ.[30] Việc sử dụng vào chiều tối được khuyến cáo cho những người có rối loạn giai đoạn giấc ngủ đến sớm. Một số, nhưng không phải tất cả, những người mù hoàn toàn có võng mạc đều nguyên vẹn, có thể có lợi từ liệu pháp ánh sáng.

Tình huống rối loạn nhịp độ giấc ngủ hằng ngày mãn tính

Liệu pháp ánh sáng đã được thử nghiệm cho những người bị rối loạn giấc ngủ do ca làm việc[31]mệt mỏi sau chuyến bay dài.[32]

Rối loạn giấc ngủ trong bệnh Parkinson

Liệu pháp ánh sáng đã được thử nghiệm trong điều trị rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân Parkinson.[33]

Vàng da ở trẻ sơ sinh (vàng da sau sinh)

Xem thêm thông tin: Vàng da ở trẻ sơ sinh
Một trẻ sơ sinh được trị liệu bằng ánh sáng trắng để điều trị chứng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Phương pháp điều trị bằng ánh sáng được sử dụng để điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh[34] qua sự đồng phân hóa của bilirubin và do đó biến đổi thành các hợp chất mà trẻ sơ sinh có thể thải qua nước tiểu và phân. Cách điều trị thông thường của chứng vàng da ở trẻ sơ sinh là ánh sáng bili hoặc biliblanket.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liệu pháp ánh sáng http://www.health.am/psy/more/light_therapy1/ http://www.health.am/psy/more/light_therapy4/ http://www.aetna.com/cpb/medical/data/600_699/0656... http://icd9cm.chrisendres.com/index.php?srchtype=p... http://icd9cm.chrisendres.com/index.php?srchtype=p... http://www.ingentaconnect.com/content/asma/asem/20... http://journals.lww.com/jaapa/pages/articleviewer.... http://www.medicalbug.com/what-is-psoriasis-what-c... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.smrv-journal.com/article/S1087-0792(08)...